Sự Khác Biệt Giữa Dầu Nền, Hương Liệu Và Tinh Dầu

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa dầu nền, hương liệu và tinh dầu thì chúng ta nên biết Dầu nền là gì? Hương liệu là gì? Tinh dầu là gì? Ngoài ra việc tìm hiểu các phương pháp sản xuất cũng như ứng dụng của mỗi loại cũng quan trọng không kém. Hãy cùng Việt Đức khám phá nhé!

Dầu Nền Là Gì?

Định Nghĩa Và Phương Pháp Sản Xuất Dầu Nền

Dầu nền hay được gọi là dầu vận chuyển (tiếng anh là Base oil/Carrier oil) được chiết xuất từ các thành phần của thực vật như vỏ, nhân, hạt,... Các loại dầu nền phổ biến thường thấy là dầu dừa, dầu jojoba, dầu ô liu và dầu hạt nho.

Có 2 phương pháp sản xuất dầu nền: phương pháp ép lạnh hoặc ép nóng:

  • Phương pháp ép lạnh: Phương pháp này cần đảm bảo nhiệt độ luôn dưới 40॰ C, dầu được tách sẽ bảo quản lâu hơn, giữ lại nhiều dưỡng chất quan trọng và không làm biến tính dầu.

  • Phương pháp ép nóng: Nguyên liệu sẽ được gia nhiệt nhằm tách được dầu. Mặc dù phương pháp ép nóng có thể làm tăng sản lượng dầu ép ra được nhưng lại có thể làm thay đổi chất lượng dầu.

Đặc Điểm Và Hương Thơm Của Dầu Nền

Dầu nền không chỉ có các chất béo mà còn chứa các acid béo thiết yếu như Omega 3, Omega 6, Omega 9, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Mỗi loại dầu nền đều có cấu tạo hóa học khác nhau, từ lỏng đến sánh, từ không màu đến màu vàng sẫm. Những đặc điểm này quyết định đến cảm giác khi sử dụng dầu trên da và độ thân thiện của nó với làn da.

Hương thơm của dầu nền thường không nổi bật, nhưng vẫn có những loại dầu mang lại mùi dễ chịu. Chẳng hạn như dầu dừa hay dầu nụ tầm xuân đều mang lại hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng.

Ứng Dụng Của Dầu Nền Trong Đời Sống

Dầu nền thường dùng để pha cùng tinh dầu trước khi thoa lên da nhằm pha loãng nồng độ hoạt chất có trong tinh dầu, giúp tăng hiệu quả sử dụng và giảm khả năng kích ứng. Khả năng bay hơi của dầu nền rất thấp, do đó nó cũng giúp cho tinh dầu không bị bay hơi nhanh hơn và tăng sự hấp thụ dinh dưỡng cho da.

Bên cạnh đó, dầu nền còn được dùng để làm dầu dưỡng cho da, tóc,...giúp làm mềm, ẩm, và mượt.

Dầu dừa là một trong những loại dầu nền tốt nhất hiện nay

 

Hương Liệu Là Gì?

Định Nghĩa Và Phương Pháp Sản Xuất Hương Liệu

Hương liệu (tiếng Anh: fragrance) là sản phẩm được tổng hợp bởi công nghệ tiên tiến nhằm mục đích mô phỏng lại mùi hương tự nhiên. 

Dựa vào thành phần có trong hương liệu mà chia làm 2 loại: hương liệu tự nhiên và hương liệu tổng hợp. 

  • Hương liệu tự nhiên: Những thành phần hương thơm có trong nguyên liệu có mùi hương phức tạp sẽ được phân tách để sản xuất ra hương liệu tự nhiên. Mặc dù gọi là hương liệu tự nhiên nhưng trong công thức không hoàn toàn là 100% từ tự nhiên mà còn có thể kết hợp với một số hợp chất hóa học khác.

  • Hương liệu tổng hợp: Hương liệu tổng hợp được tạo ra từ các thành phần hóa học không có trong tự nhiên để tạo hương thơm không có sẵn. Một số hương tổng hợp có thể chứa hơn 80 thành phần hóa học khác nhau nên cần cảnh giác nếu sử dụng trực tiếp lên da vì dễ gây kích ứng.

Mặc dù cả hai loại đều có thành phần và phương pháp sản xuất hương liệu khác nhau nhưng tất cả đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm bởi các nhà chế tạo hương. Hương liệu ra đời nhằm đa dạng hóa mùi hương, giá thấp hơn so với tinh dầu và tái hiện lại mùi hương không thể chiết xuất được.

Đặc Điểm Và Hương Thơm Của Hương Liệu

Một số thành phần có trong hương liệu tự nhiên hương liệu tổng hợp thường có là chất nền, alcohol, aldehyde, este và các hợp chất tổng hợp khác. Các thành phần này có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp. 

Hương thơm của hương liệu phổ biến thường là mùi hoa cỏ, trái cây mọng nước hoặc gia vị ấm áp như quế và vani. Tùy vào mục đích mà có thể tùy chỉnh tạo ra được mùi hương mà mình thích hoặc sáng tạo ra các nốt hương độc đáo. Hương liệu có khả năng giữ được mùi lâu dài, ổn định và có thể linh hoạt trong việc kết hợp nhiều tầng hương khác nhau.

Ứng Dụng Của Hương Liệu Trong Đời Sống

Hương liệu hóa mỹ phẩm được ứng dụng trong đa dạng các ngành hàng như là hương liệu dùng trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm chăm sóc không gian sống, chất tẩy rửa,.... Hương liệu có thể được dùng để che đi những mùi không mong muốn và tạo mùi thơm cho sản phẩm.

Ví dụ như trong nước rửa chén, hương cam chanh thường được ưa chuộng vì chúng giúp khử đi mùi tanh, làm sạch dầu mỡ. Hoặc như trong nước giặt xả, hương liệu sẽ loại bỏ đi mùi khó chịu của quần áo, mang lại cảm giác thơm mát, dễ chịu sau khi giặt.
 

Hương cam - Hương liệu tự nhiên

Tinh Dầu là gì?

Định Nghĩa Và Phương Pháp Sản Xuất Tinh Dầu

Tinh dầu là chiết xuất dạng lỏng từ các bộ phận của cây cỏ như hoa, lá, thân, rễ thông qua những phương pháp khác nhau. Ví dụ như tinh dầu hoa oải hương được chiết xuất từ hoa, tinh dầu cam, chanh được chiết xuất từ vỏ.

Có 3 phương pháp sản xuất tinh dầu chính thường dùng:

  • Phương pháp sản xuất tinh dầu đầu tiên là chưng cất hơi nước. Phương pháp này dùng hơi nước để làm bay hơi các hợp chất thơm của nguyên liệu thực vật, tiếp đến trải qua quá trình ngưng tụ và thu thập tinh dầu.

  • Phương pháp sản xuất tinh dầu thứ hai là ép lạnh. Phương pháp này dùng cho một số loại tinh dầu dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt như chanh, cam, bưởi. Vỏ của các loại trái cây này sẽ được ép cơ học nhằm giải phóng tinh dầu.

  • Phương pháp sản xuất tinh dầu thứ ba là sử dụng dung môi (như hexane, ethanol) được sử dụng cho một số cây mỏng manh, hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu thấp. Tinh dầu thu được có mùi thơm nhẹ và tinh tế.

Mỗi phương pháp chiết xuất tinh dầu đều có ưu và nhược điểm riêng. Dựa theo nguyên liệu thực vật dùng để chiết xuất tinh dầu mà chọn được phương pháp phù hợp, tối ưu được hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đặc Điểm Và Hương Thơm Của Tinh Dầu

Tinh dầu là phân tử phức tạp vì có thể chứa từ 20 đến 60 thành phần với nồng độ khác nhau. Tinh dầu rất dễ bay hơi vì chủ yếu chứa những hợp chất như phenolic, alcohol, và terpenoids. Ngoài ra còn chứa một số hợp chất hữu cơ khác như ketone, aldehyde, phenolic ethers, lactones, acid hữu cơ,...

Hương thơm của tinh dầu đặc trưng cho từng bộ phận của cây cỏ đã được chiết xuất và mùi có sự lan tỏa mạnh. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về mùi của cùng 1 loại tinh dầu do khác biệt về điều kiện trồng trọt, địa lý, theo mùa vụ và khí hậu.

Ứng Dụng Của Tinh Dầu Trong Đời Sống

Ứng dụng của tinh dầu không chỉ dành cho nước hoa hay các chất tạo mùi thơm, tinh dầu còn được dùng để làm đẹp cho da. Một số mỹ phẩm dùng tinh dầu với tỉ lệ phù hợp giúp kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dinh dưỡng cho làn da.

Hiện nay, xu hướng đang phổ biến là liệu pháp mùi hương trị liệu cho sức khỏe - Aromatherapy. Tinh dầu sẽ được dùng như một phương thuốc tự nhiên để nâng cao sức khỏe. Mùi hương từ tinh dầu giúp chúng ta được thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện tiêu hóa cũng như hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Tinh dầu được dùng cho Liệu pháp hương thơm

 

Mua Hương Liệu Và Tinh Dầu Uy Tín Ở Đâu?

Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn sự khác biệt giữa dầu nền, hương liệu và tinh dầu. Tùy vào mục đích sử dụng, quy trình sản xuất và định hướng sản phẩm mà các nhà sản xuất sẽ chọn lựa hương liệu hay tinh dầu trong sản phẩm của mình. 

Công ty Hương liệu Việt Đức là địa điểm đáng tin cậy để mua hương liệutinh dầu. Chúng tôi cung cấp hương liệu và tinh dầu chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng và giá thành cạnh tranh. Để được tư vấn và nhận mẫu thử hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Bài viết liên quan

© Copyright 2022 vdff.com.vn.
Designed by Viễn Nam
Công Ty TNHH Hương Liệu Việt Đức
facebook messenger